Cách đoán đòn lối gà chọi

CÁCH ĐOÁN ĐÒN LỐI QUA HÌNH DÁNG HAY CÒN GỌI LÀ BẮT BÓNG GÀ

1. GÀ DỌC, MÉ

Loại này là phổ biến nhất trong các kiểu đá.

-Hàng vảy trên cán phía ngoài là hàng ngoại, phía trong là nội.
– Chân gà có 4 ngón: ngón chúa, ngón ngoại, ngón nội và ngón thới.
Thế đá dọc mé là một thế đá rất phổ biến của gà

* Với 1 con gà đá dọc thì có đặc điểm :

Khi gà đứng nhìn từ mặt trước, nếu trên phần cán vảy hàng ngoại lấn vảy hàng nội thì đòn chủ đạo của con gà là đòn dọc. Như hình
Vảy trường thành và vấn sáo cũng xếp vào trường hợp đặc biệt của loại này…

* Gà đá mé :

Với 1 con gà mé thì vảy trên phần cán , vảy hàng nội lấn vảy hàng ngoại.
lối đá gà ở đây giải thích theo cấu tạo xương chân..(hề hề cơ sở sinh học nữa đây)
Với con gà có chân mà hai hàng khó phân định hàng nào lấn thì con gà đó đá cả dọc mé.
Phải nói thêm loại này thường nhiều lối đá
Với gà có thế đá dọc, mé thì khi bồng gà lên đôi cán khép lại chữ V là tốt nhất, báo hiệu gà đá tin chân.
.Gà đá tin chân hay không cũng có thể kiểm tra ghim gà nếu khít cỡ ngón tay không vừa thì tốt, cân thì càng tốt

1.1: Mang thuận của gà :

Dựa vào bên dổ của mào gà để ta xác định gà thuận bên mang nào hơn
nếu mào gà không đổ thì gà thuận 2 mang, mào đổ bên trái thì thuận mang trái, đổ bên phải thì thuận mang phải.
Gà mà ít lối mào đổ là tốt nhất.

2. GÀ ĐÁ HẦU

Gà đá hầu : là loại gà thông thường mổ phần hầu của gà đối phương để đá. hoặc mổ vị trí nào đó trên đầu đối phương rồi đá vào hầu..
Đặc điểm của gà đá hầu: Có diềm thịt dưới hầu nếu không có thì gà thiện dọc..
như con gà dưới đây…
phần da mỏng này càng nhiều thì đá hầu càng nhiều..
“Con gà nó cũng có tính khôn ngoan, có cái gì hơn con gà khác là phải tận dụng ngay“
Lưu ý đây là vị trí mà con gà muốn đá vào địch thủ, ví dụ gà lối chui vỉa cánh nếu mổ đầu thì điểm mà nó sẽ đá là mé hầu…

3. GÀ CÓ ĐÒN ĐẤM :

Gà đấm: là loại gà khi vào kèo nó ôm vai, đầu cánh, mu lưng, cổ nhỏ của đối thủ để đá. điểm đến đòn đánh của gà dớ là lườn, vai cổ nhỏ, đầu cánh và cả hai bên hông của gà đối phương.

* Đặc điểm của con Gà đấm:

Khác với gà đá dọc mé , thì gà Gà đấm khi bồng gà lên thì đôi chân để song song, cũng là rất tự nhiên vì khi để tự nhiên chân con gà đã song song khi đá nếu không đấm thì rất khó trúng đối thủ.

Gà mà có đôi chân khi bồng lên co lại sát hẳn vào thân thì nước đấm cực tốt.. đôi thi buông nhiều và mỗi cú đá có thể xoay chuyển cả mình gà đối phương hoặc làm đối phương ngồi hẳn xuống.
những loại mà chân khép chữ V co lên thường là gà bị bức lối sinh thế ôm đấm hoặc tự nó có lối đấy, loại này nguy hiểm.
Gà ôm đấm thường có kết cấu bộ xương.chắc chắn xương to, cần cổ lớn nhìn ngoại hình tinh liền lạc oai vệ. thế đứng của nó thường là đứng đòn cân, lông đuôi gà này thường cong vút, tuy nhiên cũng có một số con gà đứng giọt mưa hiếm .
Gà ôm đấm còn một đặc điểm nổi bật nữa là nếu anh em giữ nó lại đúc mái nó cho ra đàn con đa số mang thế của cha(thượng con trống thì được 03 con thế giống cha) loại này gen trội, giống như gà sâu đo vảy dép, cánh lợp..

4. GÀ VỈA

Loại gà này rất hay gặp: Loại gà khi giao đấu thường chui đầu vào cánh đối phương, rồi có thể túm 1 vị trí nào đó trên mình đối phương đá.
Đặc điểm: Loại này phần cánh xếp bằng ngang với lưng, và bằng ngang với 2 cái ót, khoảng cách 2 ót hẹp.

Hình ảnh và phân tích 1 con gà vỉa:

1: mào đứng là gà thuận 2 mang
2: có diềm thịt là đá hầu
3:cánh xếp bằng vai là vỉa
4: đuôi cong, khung bệ tốt là có đấm
5: cần dựng , trơn là đi trên đá đầu mặt
6: Sắc lông 4 loại sắc
7: cánh mũi hở tốt

5. GÀ THÔNG HẲN

Thông thường những con gà thông hẳn sẽ đá vỉa do cũng đạt đủ đặc điểm của gà đá vỉa, Gà này khi giao đấu chui qua lườn đối phương rồi quay lại mổ đá
Đăc điểm: Gà có cánh chắp xếp nhô hơn lưng, tại vị trí 2 ót thì cánh tạo với điểm đầu cần cổ dạng chữ V, gà này thường đứng đòn cân..

6. GÀ CƯA ĐÈ

Loại này khá khó nhận biết nếu chưa xem qua đá
Khi gà đứng lấy tay sờ lên phần cần cổ gà từ đầu xuống
Nếu mà trên đầu gà từ sọ trở đi nổi lên 3 cái ụ thì con gà đó biết cưa, nổi rõ hẳn lên thì nó cưa kiệt
Gà này thế đứng thường là đòn cân.khi đứng bình thường phần gốc cần thường gần vuông với ức vai
Cổ gà mà dài thì cũng hay gặp các ụ này..
Không biết có liên quan gì tới câu” mào đổ cổ thừa” hay không???
chỉ biết nếu mà cổ liền, ngắn mà cưa kiệt thì nếu gặp không nên ghép, loại này cáo quản nhiều…

7. GÀ ĐÁ MU LƯNG

có một số loại:

– Loại thứ nhất: dùng chân để đá mu lưng, chỉ xét thế đá do gà của ta tạo ra chứ không xét thế đá mà gà địch tự xoay cho gà mình đá mu lưng nhé. nếu thế có thể có 1 số kiểu

*gà đá mé mu lưng

Trường hợp đặc biệt của gà loại mé khi mà hàng nội lấn nhiều sang hàng ngoại giống như trường hợp vảy trường thành nhưng ở đây là hàng nội lấn… trường hợp lấn ít gà hay đá mé tảng.

*gà cưa đè đá mu lưng

Loại này chủ yếu cưa đè, thuận theo chuyển động của đối phương tạo ra thế đá mu lưng
Đặc điểm: Cần cổ có đặc điểm giống gà cưa đè, thế đứng đòn cân, kiểu lườn tàu..

*gà thông vỉa đá mu lưng

Loại gà này sau khi chui qua lườn đối phương thì nhanh chóng túm gáy đối phương đá thốc lên mu lưng:
Đặc điểm :vai cánh giống gà thông vỉa, phần cổ tương đối dài để túm gáy đối phương, phải mau mỏ…

– Loại thứ hai : gà mổ mu lưng : đây là loại gà hiếm, xem là cách tân của ôm đấm đặc điểm thì giống gà ôm đấm , mỏ đoản, đuôi cong vút.. , con gà này vừa dùng mỏ để làm điểm tì – đá vừa dùng cái mỏ để mổ xuống mu lưng đối phương, loại gà này khi giao đấu vào kèo, nó lấy mỏ mổ mu lưng của đối thủ, để vừa đá vừa day, dứt, giựt khiếm mu lưng con gà kia thủng một lỗ to toé máu, càng ra máu thì nó càng mổ

Tiện đây xin nói thêm 1 kiểu nữa cũng là mổ nhưng là gà mổ mắt, mí mắt
loại gà này là 1 loại cực nguy hiểm gà giao đấu với loại này mù mắt như chơi có thắng nó cũng chỉ làm gà phu , loại gà này cũng vừa mổ quắp chặt và day nữa nên gà địch rất mau mất mang, và phải hiểu là khi vết thương đã sưng phồng thì gà địch rất dễ trúng đòn, loại này thường có khung bệ tốt như gà ôm đấm để chịu đòn tốt, thế đứng giọt mưa, tất nhiên phải rất mau mỏ

8. GÀ LÙI QUĂNG TẠT ĐÁ MÉ

Gà lùi quăng tạt đá mé: là loại gà mà khi giao chiến nó ít khi chịu vào kèo mà cứ dang ra xa lộ- ra mặt vừa lùi vừa đá quăng, dọc, hầu, hầu mé vào đối thủ. điểm đến của đòn đá loại này thường là phần đầu gà, đôi khi cả cháng 03.

Đặc điểm ngoại hình :

Đã đá mé thì vảy chân kiểu đá mé
gà lùi tát thường mảnh ko được liền lạc cho lắm, mặt nhỏ, mau mỏ, cần dài nhỏ và đặc, mình thon gọn, chân có phần cán nhỏ thon, bộ rả lớn và mót.thế đứng thường là – đứng giọt mưa..
chưa có điều kiện học hỏi nhiều về loại gà này…(anh em viết tiếp phần sau nhé)

9. GÀ MANG LÊN, MANG XUỐNG

là loại gà khá phổ biến chiếm tới hơn 70%.
Có lẽ cũng không cần nói nhiều các anh em có thể suy luận dựa vào 1 số lối ở trên
Ví dụ :gà mào đổ 1 bên đứng gọt mưa+ Thông , vỉa

10. GÀ QUẤN LÀ GÌ?

Gà quấn khi giao đấu chạy quấn quanh dối thủ và đầu sát vào hai bên.
Đặc điểm: Gà này thường chậm mỏ ,nhanh chân, đứng giọt mưa…”còn gì anh em cho vào nốt

11. GÀ ĐÁ ĐẦU MẶT

Gà đá chốt mặt thường có thân hình nhảnh(hơi mảnh) mình,cồ dài, mặt nhỏ,chân thon – đùi to vừa phải, quản dài và nhỏ, các ngón nhỏ và mót. dáng đi thanh thoát. miệng rộng, mỏ vừa phải.(thường là mỏ trơn).

12. GÀ CẮN GỐI

Con gà cắn gối thông thường nó có chiều cao vừa phải, thân hình liền lạc, mỏ to, phần cán chân khá to.Con gà thường đứng đòn cân dáng vẻ chắc chắn.do nó chui núp dưới chân nên có đặc điểm vai cánh khá giống gà thông vỉa.

13. GÀ TRỤ

Thông thường thì con gà trụ có thế đứng giọt mưa thân hình dài liền lạc,
gà trụ: là thế gà khá đặc biệt và chỉ khi đá với con gà có đòn xe thực thụ thì mới biết nó là gà trụ, còn nếu đá với con gà kiệu lỡ thì cũng khó phân biệt được.

14. GÀ KIỆU

Chưa có thông tin nhiều về loại này…cũng không dám nói nhiều

15. GÀ THẾ(Lối)

Gà thế biết vận dụng từng cách đánh phù hợp trong từng hoàn cảnh khác nhau để hạ đối thủ một cách nhanh nhất và ít bị thương . nó là sự kết hợp tất cả tinh hoa các loại thế lối gà đá- nhiều trong một để làm nên con gà có thế lối hoàn hảo.
Vậy thì gà đó phải có đặc điểm thỏa mãn các lối ở trên

Nguồn: internet.

Đánh giá bài viết này

Cách đoán đòn lối gà chọi