Kinh nghiệm đúc gà chọi từ A tới Z

Mình thấy anh Nam Cận chia sẻ bài viết rất hay về đúc gà chọi nên chia sẻ cho anh em cùng tham khảo.

đúc gà chọi

đúc gà chọi

 

 QUAN NIỆM VỀ ĐÚC GÀ CHỌI :

 
1 số người, thậm chí là rất nhiều người cho rằng đúc gà chọi là phải do duyên, hên xui ra con gà hay . Thực tế là ko phải thế !
Đúc gà cũng như việc bạn đánh bạc . Ai bảo đánh bạc là hên xui mà ko phải là trình độ ? Cụ thể hơn như việc làm cá sấu nhé, bạn chơi 1 trận thì có thể nói là hên xui, nhưng bạn chơi 1 năm, thậm chí 1 đời thì nó phải là trình độ !
Hay ngta bảo “hên xui như đi câu” . Hoàn toàn sai . Bạn câu 1 ngày thì có thể là hên xui, nhưng bạn câu 1 năm nó phải là trình độ .
Bất cứ 1 cuộc chơi nào, 1 công việc j, bạn muốn chạy đường dài, bạn muốn thành công thì bạn phải có trình độ . Đúc gà cũng thế, nó là hội tụ của nhiều yếu tố chứ ko phải hên xui ăn tiền đâu . Bạn đúc 1 ổ, đúc 1 lần nó có thể hên xui . Chứ b đúc 1 đời người, b đừng nói đến hên xui ở đây !
 

 CHỌN TRỐNG, MÁI

 
⁃ Tông tử : cả trống và mái đều nên chọn những con gà có nguồn gen ổn định, nghĩa là hay ít nhất 3 đời . Những con gà dở, gà phu mà đúc ra 1 con gà nảy nòi hay, thì con gà đó có hay đến mấy cũng ko nên đem về đúc
⁃ Đòn lối : gà lối nào thì nên đúc với gà lối đấy . Đừng bh nghĩ đem 1 con gà trống siêu mé dí vào đúc với 1 con gà siêu hầu để ra con gà con đòn lối toàn diện . Ko có cái mùa xuân ấy đâu !
⁃ Màu mã : nên đúc những con trống mã kim 1 màu, đừng đúc những con gà mã dở . Đừng nên đúc những con gà lục đinh, hoặc gà có quá nhiều vảy quấn lằng nhằng ở chân, ít khi ra gà hay . Cứ 2 hàng giao long đan khít, chân nhỏ, vảy mỏng mà đúc, hậu độ rõ nét mà đúc . Ko đúc những con gà độ nhập hậu, gà ko có hàng kẽm
⁃ Trống chân đen ko nên đúc, nếu con bố chân vàng, xanh mà ra con chân đen thì cũng nên bỏ
⁃ Trống đúc ko nên già quá 4 vụ lông . Mái ko nên già quá 6-7 mùa
⁃ 1 con trống chỉ nên thả đạp nhiều nhất là 6-7 mái . Ko nên đúc nhiều hơn
 

 KHÔNG GIAN ĐÚC

 
Không gian nuôi gà đúc tương đối quan trọng để đạt đc hiệu quả đúc cao
⁃ Thoáng, mát . Ko đc nắng quá . Gà nhốt chỗ mát, có bóng cây sẽ ít bệnh hơn, đẻ đều hơn, trứng đậu nhiều hơn
⁃ Trong chuồng đúc ko nên trồng những cây có quả to như mít, dừa vì khi quả rụng, gà bị hoảng, sẽ đẻ trứng non . Hoặc gà giật mình bay loạn trong ổ ấp sẽ dập hết trứng
⁃ Nên trồng những cây như vú sữa, roi, khế . Những cây này ko cao lắm, quả nhỏ, ít làm gà giật mình . Quả chín người ko ăn, rụng xuống đất gà ăn cũng rất là tốt, đỡ phải cho ăn rau
⁃ Cửa chuồng đúc ko nên quay về hướng Tây ( nóng dễ hỏng trứng) hoặc hướng Đông ( lạnh, cửa chuồng đằng Đông, cái lông ko còn ) . Nên quay mặt chuồng về hướng Nam hoặc chếch Tây Nam
⁃ Trường hợp điều kiện ko cho phép, buộc phải quay mặt chuồng về hướng Đông thì nên che chắn cẩn thận
⁃ Nếu buộc phải quay về Hướng Tây thì nên trồng những cây có tán lớn phía gần cửa chuồng cản nắng
⁃ Ko nên để ổ đẻ dưới thấp và gần nhau quá . Thứ nhất là để gần, mái hay đẻ tranh ổ của nhau, vỡ trứng . Thứ 2 ổ để thấp, mái nó loanh quanh ko có việc j làm, nhảy lên ăn trứng, nhiều con thành tật ăn trứng cũng vì như thế . Ổ nên để chỗ cao, để lúc nào cần đẻ, mái nó bay hết sức mới lên đc
 

 THỰC PHẨM CHO GÀ ĐÚC

 
⁃ Gà đúc nên cho ăn thực phẩm giàu Protein, Canxi . Ví dụ như ăn cua, cá . Trường hợp ngại cho ăn cua cá thì cứ mua 1 bao cám cò để đấy . Cho ăn 3-4 bữa thóc, ngô thì lại bổ sung 1 bữa cám cò
⁃ Tốt nhất gà cho uống nước giếng, nước mưa . Ko nên cho uống nước máy . Mình ko rõ là do cái j, nhưng thực tế mình cho gà uống nước máy thì gà giảm đẻ, tỷ lệ nở con thấp
⁃ Ko cho gà ăn vỏ trứng, dễ quen mồm sinh tật xấu
⁃ Riêng con gà trống, cách 3-4 ngày lại bắt ra bơm cho 1 quả trứng gà đánh lẫn với mật ong, đạp cực xung, tăng tỷ lệ đậu
 

CÁCH ĐÚC GÀ MÙA NÓNG

 
⁃ 1 số ae nghĩ rằng mùa nóng trứng gà thừa nhiệt nên hỏng, cái này ko phải . Chính xác là mùa nóng trứng bị lạnh nên hỏng mới là chuẩn . Lý do là mùa nóng, con mái nó nhổm lên, đứng trong ổ ấp chứ ko nằm bền bỉ, dẫn đến trứng thiếu nhiệt, ko nở . Đấy mới là hiểu đúng bản chất của vấn đề
⁃ Từ cách hiểu đúng trên, thì mới dẫn đến việc làm thế nào cho trứng nở đều ? Rất đơn giản, chỉ cần làm sao cho con mái nó nằm ấp lì, ko nhổm lên thì trứng sẽ nở đều, đơn giản vậy thôi
 

⁃ Thứ nhất,

 
là nên kiếm chỗ mát, cho gà đẻ thẳng xuống nền đất cát . Khi gà đẻ xuống cát, ta nhấc quả trứng ra, gạt phần cát ở trên đi, dội nước vào bên dưới, xong gạt chỗ cát khô lại, bỏ lại quả trứng vào ổ . Khi ấp cũng kệ mái ấp ở đó luôn . Đây là phương pháp thích hợp cho mô hình đúc 1-2 mái . Nếu nhiều mái thì ko cho đẻ đất đc, con nọ nó phá con kia tanh bành ngay .
 

⁃ Thứ 2

 
Với trường hợp 1 trống đúc với nhiều mái, ta phải làm ổ cao ( như đã nói ở phần 3️⃣ ) . Trong ổ ko nên lót rơm mà lót 1 cái bao tải, xong bỏ thêm 1 tý cát vào, khoảng 1-2 nắm cát là đc, gọi là có thôi .
⁃ Trứng gà khi đẻ ra trong ổ, ko nên nhặt vào nhà, cũng ko cần phải bỏ tủ lạnh . Cứ kệ nó đẻ trong ổ, lúc nào đẻ xong nó ấp . Mỗi ngày con gà nhảy lên đẻ nó lại nằm trong ổ 1 chút, dùng hơi ấm của nó dưỡng phôi . Như này bị mỗi cái khi nở hơi lâu, con đầu tiên đến con cuối cùng có khi nở 2 ngày mới hết ổ, nhưng cực hiệu quả về tỷ lệ nở . Nói chung là rất ok
⁃ Mùa nóng trứng bị khô giòn vỏ, chính là lý do gà ấp mùa hè hay bị nứt trứng sớm, gà nở sớm, con ch..ết non trong ổ . Để tránh tình trạng này, sau khi gà ấp đc 9 ngày, đến ngày thứ 10 ae lấy trứng ra thả vào chậu nước, để khoảng 2 phút, xong vớt ra, đừng lau khô, để khoảng 2 phút trong cái rổ cho tự ráo, rồi cho lại vào ổ ấp . Đến ngày thứ 14 thả nước tiếp, ngày 18 thả phát nữa, thì đến ngày 19-20 gà sẽ nở đẹp, róc vỏ luôn
⁃ Đối với trứng gà ấp máy, những ngày mưa thì mới bật máy liên tục, còn những ngày nắng nóng, khoảng từ 9-10h sáng đến 4-5h chiều nên tắt máy đi, để nguyên trứng đấy, vì nhiệt độ mùa hè tầm giờ ấy đủ thích hợp với nhiệt độ dưỡng trứng rồi . Lịch thả nước cũng y như ở trên mình nói để gà mẹ ấp
 

 CÁCH NUÔI GÀ CON HIỆU QUẢ

 
( từ bóc trứng đến 2 tháng tuổi )
⁃ Đầu tiên, khi gà nở ra, ta nên cho ăn theo bữa . Mỗi ngày cho ăn 3 bữa . Vào 07:00 – 15:00 – 23:00 . Mỗi lần cho ăn tính sao cho đàn gà ăn vừa đủ no là hết cám . Đừng để thừa, đừng cho ăn suốt cả ngày, gà sẽ lười ăn, ko hiệu quả
⁃ Chuồng nuôi gà con phải rộng, thoáng mát . Nhiều người nuôi trên lồng lưới cách đất, cứ bảo là ngủ đất gà hay cảm ch..ết, thực tế là chả làm sao cả !
⁃ Tuyệt đối ko đc ủ gà con trong chỗ quây bạt kín mít, kém thông thoáng . Vứt đi luôn đấy
⁃ Trong 30 ngày đầu tiên, lúc nào cũng phải có đèn sưởi trong chuồng
⁃ Nền chuồng gà con, hoặc góc gà con ngủ buổi tối nên láng xi măng, trải 1 lớp cát mỏng . Khi gà ỉa nhiều phân, ta hót đi, đổ cát mới, phun phòng dịch, lại thả gà vào
⁃ Thường thì ae cho ăn cám gà con, nhưng để hiệu quả cao ae nên cho ăn cám lợn sữa . Gà sẽ phát triển nhanh, đẹp hơn
⁃ Nên tiêm phòng đủ 7 mũi vacxin cho gà .
 

Lịch tiêm :

 
+ 5 ngày tuổi giỏ niu . Dùng vacxin niu chủng F . Giỏ 2 mắt + 2 lỗ mũi, mỗi chỗ 1 giọt
+ 12 ngày tuổi giỏ gum . Cũng giỏ 2 mắt + 2 mũi, mỗi chỗ 1 giọt
+ 19 ngày tuổi giỏ niu lần 2
+ 26 ngày tuổi giỏ gum lần 2
+ 33 ngày tuổi tiêm niu . Dùng vacxin niu chủng M
+ 40 ngày tuổi tiêm gum
+ 47 ngày tuổi tiêm vacxin tụ huyết trùng
+ 54 ngày đến 60 ngày giỏ phòng khô chân teo lườn
⁃ Nên pha vào nước cho gà uống B-complex, gluco K-C
⁃ Trường hợp trong đàn có gà ốm bệnh . Nếu ít con ốm, tách riêng, giỏ thu..ốc cho uống trực tiếp
⁃ Trường hợp nhiều con ốm trong đàn, thì pha thu..ốc vào nước cho cả đàn uống . Cách cho uống : ae tính toán lượng thuốc cho gà uống trong 1 ngày, để gà thật khát ( nhịn nước khoảng 2-3 tiếng ), xong ae pha thu..ốc với 1 lượng nước ít thôi, sao cho gà uống trong 1-2 tiếng thôi là phải hết, đừng cho uống cả ngày .
⁃ Khi trị bệnh bằng thu..ốc, nếu sáng cho uống kháng sinh như trên, thì chiều nên pha loại thải độc gan cho uống, gà rất nhanh phục hồi . Cái này ae đến thú y mua
 

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM KHI ĐÚC GÀ CHỌI

Phần này mình thấy khá hay ở trang Gà Nòi Miền Bắc nên đăng luôn cho anh em đọc.

1. BỐ HAY, MẸ HAY -> CON CHẮC CHẮN HAY

 
Thực tế là: dù bố hay, mẹ hay nhưng gà con sinh ra là kết quả của sự tương tác gen rất phức tạp. Thực tế đã chứng minh những huyền thoại như Xám Bất Trị hay Ô taxi không đúc ra được hậu duệ kế cận xuất sắc.
Giải pháp: Kiểm chứng qua vài lứa để chọn gà bố hoặc gà mẹ. Nếu bố trội hoàn toàn về gen quy định tính trạng đòn lối -> đòn lối của gà con lúc này sẽ giống bố -> cần chọn gà mẹ cho ra con có khung bệ tốt, tải đòn tốt là được. Ngược lại, nếu gà mẹ trội hoàn toàn về đòn lối -> cần chọn gà bố cho ra gà con có khung bệ tốt, sức khỏe dẻo dai mà ko cần tài lắm.
 

2. KHÔNG CHÚ Ý ĐẾN ĐỘ TUỔI SINH SẢN CỦA GÀ BỐ VÀ GÀ MẸ

 
Nhiều sư kê săn lùng gà bố xuất sắc, ăn nhiều kỳ, gà mẹ xuất sắc, cho ra con ăn kỳ nhưng quên mất sự ảnh hưởng về độ tuổi sinh sản của gà bố và gà mẹ đối với gà con.
Sức sinh sản tốt nhất của gà bố và gà mẹ là khoảng 1,5 đến 3 năm tuổi. Gà bố non quá tinh trùng chưa tốt, động tác cũng chưa thuần thục nên thụ tinh chưa tốt. Gà mẹ non quá thì trứng con so cho ra con còi cọc.
Ngược lại, gà bố già quá hiệu quả thụ tinh cũng kém, gà con sinh ra sức sống kém. Các cụ nói: “Cha già con cọc” quả không sai! Gà mẹ già quá thì quá trình giao tử phân ly tạo trứng hay bị lỗi, sinh ra con hay bị dị tật. Ở người phụ nữ sau 35 tuổi ko nên sinh con, ở gà thì gà mái sau 3 năm tuổi ko nên cho ấp. Đó là quy luật sinh học bất di bất dịch.
 

3. ẤP MÁY HOẶC KHÔNG CHO GÀ MẸ DẪN CON

 
Gà con cũng giống như các loại động vật khác, chúng có những phản xạ vô điều kiện và những phải xạ có điều kiện. Những phải xạ có điều kiện đó từ bố mẹ hoặc từ người nuôi.
Gà con nếu được ấp máy hoặc được nuôi bộ thường phản xạ kém hơn những chú gà con được mẹ dẫn cả về khả năng kiếm mồi, sự nhanh nhẹn, linh hoạt và khả năng sinh tồn. Gà ấp máy hoặc nuôi bộ thường dễ mắc bệnh hơn gà được mẹ ấp và dẫn.
 

4. GÀ THẢ VƯỜN TỐT HƠN GÀ NUÔI NHỐT

 
Gà thả vườn chạy nhảy, vận động nhiều nên cơ bắp và phản xạ tốt hơn gà nuôi nhốt, tất nhiên! Nhưng gà thả vườn nhiều thì nhát hơn gà nuôi nhốt. Thực tế là gà nuôi nhốt và gà thả vườn đều ko tốt bằng gà nuôi kết hợp nhốt, thả vườn và có sự huấn luyện của các sư kê. Các sư kê thường quan sát cốt cách, đòn lối của các chú gà ngay từ bé thông qua việc cho gà chạy, nhảy để bắt mồi, qua đó phát huy tốt hơn khả năng của nó. Gà thả vườn nhiều quá sẽ lười vận động, gà nhốt nhiều thì cuồng chân. Nên kết hợp nuôi nhốt, thả vườn và luyện tập để gà phát triển tốt nhất.
 

5. NUÔI LẪN LỘN GÀ CON, GÀ NHỠ GÀ TRƯỞNG THÀNH

 
Việc phân loại gà ngay từ bé rất quan trọng. Nhiều người nghĩ nuôi lẫn lộn gà con với gà nhỡ, gà trưởng thành sẽ tốt hơn vì gà con sẽ biết cách cạnh tranh để sinh tồn. Thực tế không phải như vậy vì đó là sự cạnh tranh ko cân sức. Gà con bị gà lớn hơn đánh, cạnh tranh thức ăn và lây nhiễm bệnh tật khiến gà con chậm lớn, còi cọc và bị nhiều dị tật, thậm chí là nhút nhát ko dám gáy, không dám đánh gà lạ bằng tuổi, bằng trạng cân.
 

6. NUÔI GÀ QUÁ ĐÔNG

 
Nhiều người cho rằng đàn gà con càng đông thì sức cạnh tranh càng tốt nên thường cho gà mẹ ấp mỗi lứa 20 trứng. Thực ra mỗi lứa gà mái mẹ chỉ nên ấp từ 8-12 trứng. Thứ nhất là để tỷ lệ nở thành công của gà con cao hơn, thứ 2 là đàn gà con có sự cạnh tranh vừa phải mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho gà con. Gà con đông quá dễ lây bệnh tật, và có sự phân ly rõ rệt giữa những chú gà con cùng đàn. Lý do là mỗi chú gà con có 1 giai đoạn phát triển khác nhau, có con từ bé đã khỏe mạnh, hay ăn nhưng lớn thì ăn ít và phát triển chậm, ngược lại có con từ bé còi cọc, chậm phát triển nhưng đến tuổi dậy thì lại phát triển rất nhanh. Nếu đàn đông quá, những chú gà con còi cọc bị cạnh tranh khốc liệt đến mức khó có thể sống sót đến lúc dậy thì.
 

 KẾT BÀI

 
Phía trên đây là tất cả những j mình biết về đúc gà chọi . Có thể là ko quá cao siêu j, nhưng cũng tương đối đầy đủ về cơ bản . Ae cứ làm đc đúng như thế thì ít thất bại lắm .
Mình là người đúc gà con, bán gà con . Mình bày cho ae như này, để ae đúc gà ra hiệu quả, ko khác j tự mình hại mình . Nhưng mà mình nghĩ khác, ngoài việc làm kinh tế cho bản thân, mình luôn muốn chung tay góp sức xây dựng 1 cộng đồng gà chọi Việt Nam vững mạnh, ko thua kém và đủ sức thi đấu sòng phẳng với tất cả các nước trong khu vực !

Đánh giá bài viết này

Kinh nghiệm đúc gà chọi từ A tới Z